MVC là gì và những lợi ích của mô hình MVC mang lại

Trang chủ Tin tức Blog MVC là gì và những lợi ích của mô hình MVC mang lại

Đối với các lập trình viên, MVC là cấu trúc được ứng dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng website hiện nay. Đặc biệt, đây là dạng mô hình không thể thiếu trong khi thiết kế web. Vậy MVC là gì? MVC được ứng dụng vào những trường hợp nào? Để tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, bạn hãy cùng Mắt Bão đón đọc bài viết sau đây nhé.  

1. Hiểu đúng về mô hình MVC 

MVC là gì? MVC (Model – View – Controller) là một mô hình được ứng dụng trong kỹ thuật thiết kế giao diện cho phần mềm. Ba từ viết tắt của MVC là 3 thành phần sử dụng chính ở đây.  

Thành phần của mô hình MVC 

  • Model: Đây là bộ nhận dữ liệu từ controller và lưu trữ toàn bộ vào trong ứng dụng. Model là phần nối giữa view và controller. Model thể hiện dưới dạng file XML bình thường để hiển thị các thao tác với cơ sở dữ liệu như: xem, xử lý, truy cập, trích xuất dữ liệu,,… một cách rõ ràng. 
  • View: View là phần giao diện, nơi lập trình viên thao tác truy vấn trên website, tìm kiếm thông tin dữ liệu có sẵn trong MVC. View đảm nhận ghi lại những hoạt động của người dùng để tương tác với controller nhưng không can thiệp trực tiếp. Thay vào đó, view sẽ hiển thị yêu cầu chuyển đến cho controller.
  • Controller: Controller là nơi xử lý yêu cầu của người dùng qua view. Sau khi xử lý, Controller sẽ đưa ra những dữ liệu phù hợp với mục tiêu tìm kiếm. Bên cạnh đó, controller còn có khả năng kết nối với model bằng cách lấy dữ liệu và gửi tới model.

Nguyên lý hoạt động của mô hình MVC

Sau khi đã hiểu MVC là gì và cấu trúc của MVC, Mắt Bão sẽ giúp bạn hiểu cách vận hành của mô hình trên. Quy trình cụ thể diễn ra bao gồm: 

Người dùng chọn một Browser bất kỳ: Firefox, Chrome hay Internet Explorer,…để gửi yêu cầu. Bạn có thể gửi những dữ liệu nhập tới các Controller và để Controller xử lý dựa trên bộ Routing điều hướng.

Khi Controller nhận được yêu cầu từ người dùng, chúng sẽ kiểm tra yêu cầu có cần lấy dữ liệu từ Model hay không. Nếu cần, Controller sẽ dùng các class/ function có sẵn để trả kết quả. Sau khi xử lý các giá trị đó, nó sẽ trả qua View để hiển thị. 

Tiếp đến, View chịu trách nhiệm cho phần hiển thị gồm: thông tin dữ liệu, hình ảnh, video,… Rồi trả về GUI Content để Controller đưa kết quả lên Browser. Trình duyệt sẽ tiếp nhận dữ liệu và trả lại kết quả tìm kiếm cho người dùng

Ưu điểm của mô hình MVC  

  • Tiết kiệm băng thông: MVC rất nhẹ và giúp tiết kiệm diện tích của băng thông. Khi cần gửi và nhập dữ liệu liên tục, người dùng dễ dàng sử dụng ứng dụng trên web, từ đó khiến trang chủ hoạt động ổn định và mượt mà. 
  • Kiểm tra nhanh chóng: Nhờ có MVC, các công việc kiểm tra, rà soát lỗi, đảm bảo chất lượng của phần mềm trước khi tới tay người dùng trở nên đơn giản hơn. 
  • Điều khiển: Mô hình kiến trúc phần mềm tương thích với các nền tảng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, Javascript,… dựa trên nhiều hình thức khác nhau. 
  • Chức năng Separation of Concern: MVC cho phép lập trình viên phân tách rõ ràng cấu trúc model, data, giao diện và nghiệp vụ.
  • Tính kết hợp: Dễ dàng viết code trên web khi tích hợp mô hình MVC nhằm giảm tải dữ liệu server.
  • Tính đơn giản: MVC có cấu hình tương đối đơn giản và dễ dàng sử dụng ngay khi bạn không phải là dân chuyên. 

Tuy nhiên, MVC vẫn có những điểm hạn chế là: gây tốn thời gian khi thực hiện vào các dự án nhỏ, chiếm nhiều diện tích trong quá trình phát triển và trung chuyển các dữ liệu. Do đó, mô hình này chỉ phù hợp ứng dụng cho các dự án lớn. 

Lợi ích của MVC đối với người dùng 

  • Cung cấp đa dạng hình thức View: Đối với MVC, bạn dễ dàng tạo được nhiều View cho chỉ một mô hình. 
  • Tạo khả năng chỉnh sửa không ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình: Thông thường, người dùng có xu hướng thay đổi giao diện định kỳ. Những thay đổi dễ nhận thấy nhất là về màu sắc, font chữ, bố cục hình ảnh,…. Hoặc hỗ trợ giao diện cho điện thoại hay máy tính bảng…
  • Thân thiện với các kỹ thuật SEO: MVC giúp phát triển website tối ưu SEO. Với mô hình này , bạn dễ dàng điều chỉnh các URL điều hướng thân thiện với website để tăng lượt truy cập cao hơn.

2. Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình 

Sau khi đã hiểu rõ về MVC là gì thì nhiều người dùng sẽ tò mò về cách ứng dụng của mô hình này. MVC được phát triển nhằm mục đích xây dựng cấu trúc cho website và các ứng dụng tiên tiến khác.

Bên cạnh đó, mô hình MVC giúp lập trình viên phát triển back – end và front – end trên cùng một hệ thống mà không yêu cầu phải can thiệp, chỉnh sửa hay chia sẻ trực tiếp khi một trong hai bên hoạt động ổn định.